THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRẢ GÓP TRẢ CHẬM
Khi bạn mua, bán hàng hóa bạn thấy rất nhiều phương thức thanh toán. Việc doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp là hình thức thường được áp dụng nhằm khuyến khích người dân mua hàng. Trong bài viết này Ency muốn bạn đọc hiểu rõ hơn về giá tính thuế GTGT đối với hàng trả chậm, trả góp.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu Bán hàng trả chậm trả góp là gì?
Bán hàng trả chậm, trả góp là khi giao hàng cho người mua, thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ, doanh thu bán hàng được tính theo giá bán trả tiền ngay, khách hàng chỉ thanh toán một phần tiền mua hàng để nhận hàng và phần còn lại trả dần trong một thời gian và chịu khoản lãi theo quy định trong hợp đồng. Khoản lãi do trả chậm, trả góp sẽ hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Căn cứ theo Điều 7 Khoản 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định về giá tính thuế đối với hàng trả chậm, trả góp như sau:
“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.”
Ví dụ 1: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.
Þ Như vậy giá tính thuế GTGT của hàng hóa trả chậm, trả góp tính trên giá bán trả 1 lần chưa bao gồm tiền thuế GTGT và tiền lãi trả chậm trả góp.
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 quy định đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.”
Ví dụ 2: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.
Þ Như vậy, khoản lãi trả chậm, trả góp thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế GTGT nên doanh nghiệp khi lập hóa đơn bán hàng hóa trả chậm, trả góp được phép tách phần lãi trả chậm, trả góp không kê khai tính thuế GTGT.
Trên đây là những kiến thức về thuế GTGT với hàng hóa trả chậm trả góp mà Ency cung cấp. Chúng tôi mong những thông tin của chúng tôi đưa ra có thể giúp ích cho các bạn.
HOTLINE: 0975 997 729
Công Ty TNHH Tư Vấn Thuế Ency |
Địa chỉ: P.2608 Tòa A3 Dự Án Ecolife số 58 Tố Hữu, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Email: hangding.ency@gmail.com
Website: https://dailythueency.com/