CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ MÀ KHÔNG BỊ TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN

Để hiểu đúng và thống kê đủ những khoản đủ điều kiện được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà không phải tính thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta cần tiếp cận hướng như sau:

Bước 1: Đối chiếu với văn bản quy định về các khoản được miễn thuế và không chịu thuế TNCN quy định điều 2, điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 92/2015/TT-BTC xem những khoản nào thuộc diện miễn thuế và không chịu thuế TNCN.

Bước 2: Quay sang đối chiếu quy định về thuế TNDN xem khoản nào thuộc diện được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ( là những khoản doanh nghiệp thực tế chi ra, đủ hồ sơ và liên quan đến hoạt độn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)

Bước 3: Sau khi xác định những khoản ở bước 2 thì thống kê ra và áp dụng vào thực tế.

Dựa vào định hướng trên và căn cứ pháp lý tại Khoản 2 Điều 2 và Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định thu nhập về tiền lương, tiền từ đó xác định các khoản không chịu thuế thu nhập cá nhân; Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta có thể kể tên một số khoản chi được tính vào chi phí được trừ và được miễn, không chịu thuế TNCN một số khoản như sau:

  • Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục …. theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định của tổ chức cụ thể như sau:

+ Chi trang phục từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống. (Điểm 2.7 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

+ Khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại: Phù hợp với quy chế nội bộ của Doanh nghiệp và phải có văn bản quy định rõ ràng về vấn đề này (Hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty)

  • Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa

+ Trường hợp doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

+ Trưởng hợp doanh nghiệp chi tiền ăn ca cho người lao động: Tối đa 730.000 đồng/người/tháng (Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH)

Ví dụ: Doanh nghiệp B chi tiền trợ cấp ăn ca cho nhân viên (có quy định trong hợp đồng lao động, quy chế tài chính của công ty) là 700.000 đồng/người/tháng. => Số tiền chi trợ cấp ăn ca cho nhân viên không bị tính thuế TNCN và Doanh nghiệp B được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

– Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu (chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ). Nhưng với điều kiện tên thẻnội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân mà được dùng chung, chi chung cho tập thể thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

– Người sử dụng lao động (Doanh nghiệp) xây dựng nhà (bao gồm khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo) cung cấp miến phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Cac khoan chi duoc tru khong tinh thue TNCN

Ví dụ: Doanh nghiệp A thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, có xây nhà ở cung cấp miễn phí cho nhân viên. => Khoản lợi ích về nhà ở dành cho nhân viên không phải chịu thuế TNCN, và chi phí liên quan đến việc xây dựng nhà ở này Doanh nghiệp A được tính trừ toàn bộ nếu thỏa mãn điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT- BTC.

– Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động

– Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị

– Khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

+ Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

+ Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

  • Khoản tiền doanh nghiệp chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Khoản tiền Doanh nghiệp trả hộ học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông
  • Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động

– Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của người sử dụng lao động hoặc Tòa án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.

-…

=> Như vậy, đối với các khoản chi được trừ mà không bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN ở trên cần thỏa mãn điều kiện chung như sau:

+ Nếu doanh nghiệp chi trực tiếp bằng tiền cho người lao động thì phải có quy định, mức, khung rõ ràng trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của công ty

+ Nếu doanh nghiệp chi dưới hình thức hiện vật, không trực tiếp cho người lao động thì phải có hóa đơn, chứng từ đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Cập nhật thêm nhiều bài viết hay tại đại lý thuế Ency

Chúc các bạn thành công!

HOTLINE: 0975 997 729

Công Ty TNHH Tư Vấn Thuế Ency |

Địa chỉ: P.2608 Tòa A3 Dự Án Ecolife số 58 Tố Hữu, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Email: hangding.ency@gmail.com

Website: https://dailythueency.com/